Áo cưới Việt phục, hay còn gọi là áo cưới cổ phục, là mẫu áo cưới được lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống của người Việt Nam xưa. Mỗi giai đoạn lịch sử đều có những kiểu trang phục đặc trưng, được biến tấu và phát triển, mang đậm dấu ấn văn hóa của thời kỳ đó. Tuy nhiên, theo thời gian, các loại trang phục này có thể trở nên lỗi thời và bị thay thế bởi những kiểu dáng mới.
áo cưới Việt phục cho đám cưới truyền thống Áo Cưới Đẹp Tuy Hoà Phú Yên
Trong những năm gần đây, thị trường thời trang áo cưới đã chứng kiến một xu hướng hồi sinh, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa thuần túy của người Việt. Các mẫu áo cưới truyền thống như Ngự Bình, áo Tấc, và áo ngũ thân ngày càng xuất hiện nhiều hơn, tạo nên sự độc đáo và mới lạ cho các buổi tiệc cưới hiện đại. Đây là sự kết hợp đặc sắc giữa truyền thống và hiện đại cho xu hướng cưới năm nay.
Sự yêu thích đối với áo cưới Việt phục bắt nguồn từ những MV ca nhạc được đầu tư chỉn chu, qua đó cổ phục đã dần chiếm được cảm tình của giới trẻ Việt Nam. Áo cưới Việt phục thường xuyên xuất hiện trong đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực đồ cưới.
Giữa thị trường trang phục cưới hiện đại, lộng lẫy, áo cưới Việt phục trở thành điểm nhấn độc đáo, mang vẻ đẹp hoài cổ. Hình ảnh cô dâu chú rể trong những bộ áo dài cưới Việt phục thể hiện rõ nét sự kết nối với cội nguồn văn hóa dân tộc. Đồng thời, điều này cũng góp phần tôn vinh và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống ra thế giới.
Không chỉ vậy, tà áo cưới được thiết kế tỉ mỉ, chú trọng từng chi tiết, giúp tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch của cô dâu và sự điềm đạm, chững chạc của chú rể trong ngày trọng đại.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cổ phục Việt với kiểu dáng và màu sắc đa dạng, lấy cảm hứng từ các thời kỳ lịch sử. Lucky Anh và Em xin giới thiệu những mẫu áo cưới đang được giới trẻ ưa chuộng hiện nay:
áo cưới Việt phục cho đám cưới truyền thống Áo Cưới Đẹp Tuy Hoà Phú Yên
Nhật Bình là trang phục dành cho nữ giới thời nhà Nguyễn. Tên gọi Nhật Bình xuất phát từ hoa văn thêu ở cổ áo, khi ghép hai bên lại tạo thành hình chữ nhật ở vị trí trước ngực. Các họa tiết hoa văn trải dọc thân áo có hình tròn khép kín kết hợp với họa tiết hoa lá, phượng múa.
Áo này thường được Hoàng thái hậu, Hoàng hậu, các Công chúa, Phi tần và mệnh phụ phu nhân sử dụng. Phần tay áo có dải màu ngũ hành Mộc – Kim – Thủy – Hỏa – Thổ. Áo Nhật Bình thường được phối với quần ống rộng màu trắng và khăn vấn to bản.
Áo ngũ thân, còn gọi là áo Tấc hoặc áo lễ, là tiền thân của áo dài ngày nay. Năm tà áo tượng trưng cho bố mẹ hai bên gia đình và chính cô dâu hoặc chú rể. Năm nút cài áo đại diện cho ngũ thường (nhân – lễ – nghĩa – trí – tín), thể hiện sự tôn trọng đạo lý làm người.
Tà áo ngũ thân được thiết kế từ năm mảnh vải và có độ dài đến đầu gối. Vạt áo có dáng cánh cung uốn lượn đẹp mắt, với phần cổ trụ đứng và cúc cài nằm bên tay phải của người mặc.
Khi đôi uyên ương khoác lên mình bộ áo ngũ thân truyền thống, họ sẽ tỏa ra phong thái đĩnh đạc, thanh lịch và kín đáo.
Tà áo ngũ thân được thiết kế từ năm mảnh vải và có độ dài đến đầu gối. Vạt áo có dáng cánh cung uốn lượn đẹp mắt, với phần cổ trụ đứng và cúc cài nằm bên tay phải của người mặc.
Khi đôi uyên ương khoác lên mình bộ áo ngũ thân truyền thống, họ sẽ tỏa ra phong thái đĩnh đạc, thanh lịch và kín đáo.
Áo dài được xem là quốc phục của phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, áo dài đã gắn bó và góp phần tôn lên vẻ đẹp thướt tha, thanh lịch của phái đẹp. Ngày nay, nhiều cô dâu lựa chọn áo dài cho ngày cưới, sánh bước bên chàng.
Tà áo dài truyền thống thường được thêu khéo léo với các họa tiết đặc trưng của văn hóa dân tộc như hoa sen, rồng, phượng, chim hạc, và trống đồng, gợi nhớ đến giá trị tinh thần và vẻ đẹp của văn hóa quê hương.
Khi lựa chọn trang phục cưới Việt phục, cô dâu cần lưu ý một vài điều sau:
áo cưới Việt phục cho đám cưới truyền thống Áo Cưới Đẹp Tuy Hoà Phú Yên
Phong cách trang điểm: Trang phục cưới và cách trang điểm cần phải hòa hợp với nhau. Để tạo nên nét đẹp sang trọng, quý phái, nàng cần chú ý đến việc vẽ đuôi mắt dài nhằm tôn lên vẻ đẹp của đôi mắt phượng. Nên tránh các tông màu phấn mắt, phấn má, son quá nổi bật.
Lựa chọn bối cảnh, địa điểm chụp hình cưới: Nên chọn không gian tái hiện đúng nét truyền thống cổ xưa. Có thể chụp tại studio có kiến trúc lịch sử, hoặc tham khảo các địa điểm như Đại Nội – Cố đô Huế, chùa Non Nước (Đà Nẵng), Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hay Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).
May áo cưới Việt phục thoải mái: Trang phục không nên quá chật hay quá rộng. Phần tà dài của áo nên có độ dài vừa phải để dễ dàng di chuyển trong suốt buổi chụp hình và tiệc cưới.
Chuẩn bị tài chính: Chi phí may áo Việt phục có thể thay đổi tùy thuộc vào kiểu dáng, chất liệu và cơ sở may. Nếu muốn tiết kiệm, bạn có thể lựa chọn phương án thuê. Giá áo cưới Việt phục như Nhật Bình hay áo Tấc thường cao hơn so với các loại trang phục cưới truyền thống khác, vì vậy hãy cân nhắc kỹ.
Lựa chọn địa chỉ cho thuê/may đồ cưới uy tín: Nếu bạn muốn sở hữu một bộ Việt phục riêng trong ngày trọng đại, hãy tìm kiếm địa chỉ may uy tín để tránh tiền mất tật mang. Nên tìm hiểu kỹ về đồ cưới Việt phục để dễ dàng phân biệt giữa các loại trang phục và xác định mẫu mã đúng chuẩn.
Áo dài được xem là quốc phục của phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, áo dài đã gắn bó và góp phần tôn lên vẻ đẹp thướt tha, thanh lịch của phái đẹp. Ngày nay, nhiều cô dâu lựa chọn áo dài cho ngày cưới, sánh bước bên chàng.
Tà áo dài truyền thống thường được thêu khéo léo với các họa tiết đặc trưng của văn hóa dân tộc như hoa sen, rồng, phượng, chim hạc, và trống đồng, gợi nhớ đến giá trị tinh thần và vẻ đẹp của văn hóa quê hương.
Nguồn tin: winsstudio. vn